Sai Lầm Của Hội Đồng Giám Sát Viên Quận Hạt Los Angeles Lấy ngày 30 tháng 4 Là Ngày Jane Fonda

    487
    0
    SHARE

    HỘI ĐỒNG GIÁM SÁT VIÊN QUẬN HẠT LOS ANGELES LẤY NGÀY 30 THÁNG 04 LÀ NGÀY CỦA JANE FONDA VÀ VINH DANH BÀ ANH HÙNG LÀ ĐIỀU SAI LẦM TRẦM TRỌNG.

    Chuyến thăm Việt Nam năm 1972 và hình ảnh gây tranh cãi của Jane Fonda

    I.PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT.

    Không hiểu căn cứ vào đâu mà các giám sát viên quận hạt Los Angeles lại lấy ngày 30 Tháng 04 dành cho bà Jane Fonda. Việc làm của các giám sát viên quận hạt Los Angeles đã tạo ra nhiều phản ứng của người Mỹ gốc Việt tại California.

    Được biết ngày 30 tháng 4. Giám Sát Viên Lindsey Horvath, chủ tịch HĐGS Los Angeles County, chủ trì buổi lễ tôn vinh bà Fonda, ca ngợi đóng góp của bà trong việc nâng cao nhận thức về vấn đề khí hậu toàn cầu. Và phong bà Jane Fonda như là một anh hùng và lấy ngày 30 tháng 4 là ngày Jane Fonda. Sau buổi lễ vinh danh của các giám sát viên Quận hạt Los Angeles,cộng đồng người Mỹ gốc Việt khắp mọi nơi đều lên tiếng phản đối.

    Dân biểu Tạ Đức Trí địa hạt 70 đã ra tuyên bố và yêu cầu Ban Giám sát Quận hạt Los Angeles lập tức hủy bỏ việc lấy ngày 30 tháng 4 chỉ định là “ Ngày Jane Fonda” và hủy bỏ việc vinh danh bà là anh hùng.

    “Ngày 30 tháng 4 hay còn gọi là Tháng Tư Đen, có ý nghĩa thiêng liêng với cộng đồng người Việt tị nạn ở miền Nam California. Sài gòn thất thủ đau đớn và xúc động khép lại chương chiến tranh, ngày chúng ta mất nước.

    Quyết định của các giám sát viên quận hạt Los Angeles nhằm vinh danh Jane Fonda một nhà hoạt động ủng hộ cộng sản có biệt danh là “Jane Hà Nội” trong tháng tư đen là nỗi đau sâu sắc đối với cộng đồng người Việt Nam California và trên toàn thế giới.

    Lễ tưởng niệm Tháng Tư Đen được tổ chức hằng năm vào ngày 30 tháng 4 để tưởng nhớ sự mất mát của những người Quân, Dân, cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đã cống hiến tất cả vì sự nghiệp tự do.

    Vinh danh một người nào đó trong Tháng Tư Đen đã cố tình làm việc với chế độ cộng sản là một việc làm khủng khiếp sai thời điểm mà còn gây ra nỗi đau cho cộng đồng Việt chúng ta một cách không cần thiết và khơi lại những vết thương chiến tranh.Tôi kêu gọi Ban Giám Sát ngay lập tức hủy bỏ việc vinh danh này và hợp tác chặt chẽ hơn nữa với cộng đồng người Mỹ gốc Việt để thấu hiểu nỗi đau do quyết định này gây ra” Dân biểu Tạ Đức Trí phát biểu.

    Ông Triệu Hà Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Cộng Đồng Việt – Mỹ Bắc California cũng đã kiên quyết phản đối quyết định của các giám sát viên Quận Los Angeles tuyên bố ngày 30 tháng 4 là “Ngày Jane Fonda”. Ông Triệu Hà cho đây là một hành động không chỉ khiến cho cộng đồng người Việt tị nạn bất mãn mà còn là sự không tôn trọng đối với các cựu quân nhân Mỹ tham chiến ở Việt Nam, bởi diễn viên Jane Fonda từng công khai ủng hộ phong trào phản chiến trong chiến tranh Việt Nam.

    Ông cũng yêu cầu Các giám sát viên Quận hạt Los Angeles nên hủy bỏ việc tôn vinh Jane Fonda vì quyết định đó là một quyết định sai lầm và là sự coi thường đối với Cộng Đồng Người Mỹ gốc Việt và đất nước Hoa Kỳ.

    Ông Phát Bùi, chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California cho biết: ”Ngay sau khi biết tin, chúng tôi đã thảo một lá thư gởi đến HĐGS Los Angeles County bày tỏ sự phản đối. Chúng tôi sẽ gởi thư đi sau khi được ban chấp hành duyệt xét nội dung” Ông Phát cũng bày tỏ cảm tưởng: “Tôi rất buồn và cảm thấy bị tổn thương. Tại sao họ chọn ngày 30 Tháng Tư? Chúng tôi sẽ cho họ biết việc làm của bà Jane Fonda năm xưa góp phần gây tang thương cho biết bao người Việt Nam, trong đó binh sĩ VNCH và cả binh sĩ Mỹ.”

    “Tôi hy vọng, sau khi biết phản ứng của chúng tôi họ sẽ ít nhất là đổi ngày vinh danh bà Fonda, hoặc tốt hơn là hủy bỏ sự việc này,” ông Phát nói tiếp.

    Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn (Địa Hạt 36) viết thư gởi bà Horvath bày tỏ sự thất vọng và cho rằng việc này làm xóa nhòa sự hy sinh của hàng trăm ngàn người Việt tại miền Nam Việt Nam và hàng chục ngàn binh sĩ Mỹ hy sinh tham chiến.

    Nghị Viên Stephanie Klopfenstein (Địa Hạt 5) và Nghị Viên Joe Đỗ Vinh (Địa Hạt 4) của Garden Grove cũng viết thư gởi đến HĐGS Los Angeles County phản đối sự việc.“Tôi muốn bày tỏ sự thất vọng của tôi đối với quyết định của quý vị chọn 30 Tháng Tư là ‘Ngày Jane Fonda,” nữ nghị viên Klopfenstein viết. “Trong vai trò nghị viên Garden Grove, thành phố có đông người gốc Việt nhất Orange County, tôi cảm thấy quyết định của quý vị là một sự xúc phạm và là một nhận định kém đối người Mỹ gốc Việt không chỉ cư ngụ ở Garden Grove và Orange County, mà cả khắp California.”

    Nghị Viên Joe Đỗ Vinh viết: “Trong vai trò nghị viên Garden Grove, thành phố có đông người gốc Việt nhất Orange County, tôi mạnh mẽ phản đối quyết định của HĐGS Los Angeles County chọn 30 Tháng Tư là ”Ngày Jane Fonda.”

    “Quyết định này là ghê tởm vì nó trực tiếp xúc phạm cộng đồng Việt Nam vì đây là ngày họ tưởng niệm ngày Sài Gòn thất thủ từ năm 1975…” vị nghị viên gốc Việt này viết tiếp.

    Hội Đồng Thành Phố Westminster cho biết sẽ có một phiên họp bất thường vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu, 3 Tháng Năm, để thông qua “một nghị quyết lên án HĐGS Los Angeles County chọn 30 Tháng Tư hàng năm là ”Ngày Jane Fonda.”

    II.JANE FONDA LÀ AI MÀ ĐƯỢC CÁC GIÁM SÁT VIÊN QUẬN HẠT  LOS ANGELES VINH DANH?

    Jane Seymour Fonda (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1937) là một nữ diễn viên, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, cựu người mẫu thời trang người Mỹ. Bà đã 2 lần đoạt giải giải Oscar. Năm 2014, Bà vinh dự được trao giải Thành tựu trọn đời của Viện Điện ảnh Mỹ. Fonda bắt đầu sự nghiệp bằng một vai diễn đầu tay ở Broadway năm 1960 mang tên “There Was a Little Girl” và nhận được giải Tony đầu tiên trong 2 đề cử. Cùng năm đó, bà lần đầu xuất hiện trên màn ảnh lớn trong bộ phim Tall Story. Danh tiếng của bà ngày một vang xa trong suốt thập niên 1960, tham gia nhiều bộ phim như: Period of Adjustment (1962), Sunday in New York (1963), Cat Ballou (1965), Barefoot in the Park (1967) và Barbarella (1968). Người chồng đầu tiên của bà là đạo diễn Roger Vadim. Bà từng 7 lần được đề cử giải Oscar danh giá, lần đầu tiên trong They Shoot Horses, Don’t They (1969). Sau đó thắng 2 giải ở hạng mục Diễn viên chính xuất sắc nhất trong phim Klute (1971) và Coming Home (1978). Một số đề cử khác trong Julia (1977), The China Syndrome (1979), On Golden Pond (1981) và The Morning After (1986). Bà cũng giành được giải giải Emmy cho bộ phim truyền hình The Dollmaker (1984), 2 giải BAFTA cho phim Julia và The China Syndrome và 4 giải Quả cầu vàng.

    Năm 1982, Bà phát hành video thể dục dụng cụ đầu tiên mang tên Jane Fonda’s Workout, trở thành video bán chạy nhất mọi thời đại. Nó là video đầu tiên trong tổng số 22 video thể dục dụng cụ được Bà phát hành trong suốt 13 năm đạt ngưỡng 17 triệu bản. Sau khi chia tay hôn phu thứ 2 là Tom Hayden, Bà kết hôn với tỷ phú truyền thông Ted Turner vào năm 1991 và tuyên bố giã từ sự nghiệp diễn xuất. Ly dị với Turner vào năm 2001, Bà trở lại diễn xuất sau 15 năm vắng bóng với phim hài Monster in Law (2005), và những bộ phim sau này như: Georgia Rule (2007), The Butler (2013) and This Is Where I Leave You (2014). Năm 2007, Bà trở lại với sân khấu Broadway sau hơn 45 năm vắng bóng với vở kịch 33 Variations, mang về cho bà thêm 1 đề cử giải Tony. Bà cũng tham gia vào series phim truyền hình của HBO mang tên The Newsroom (2012-2014) và giành được 2 đề cử Emmy. Phát hành thêm 5 đĩa thể dục dụng cụ khác trong giai đoạn 2010-2012.

    Jane Fonda là một nhà hoạt động chính trị hữu hình trong kỷ nguyên phản văn hóa trong Chiến tranh Việt Nam. Bà được chụp ảnh đang ngồi trên một khẩu súng phòng không của miền Bắc trong chuyến thăm Hà Nội năm 1972, trong thời gian đó bà có được biệt danh “Jane Hà Nội”. Ngoài ra Bà còn tham gia phản đối chiến tranh ở Irad, bạo lực đối với phụ nữ, bảo vệ nữ quyền.

    Năm 2005, Fonda cùng với Robin Morgan và Gloria Steinem đồng sáng lập ra Women’s Media Center, một tổ chức nêu cao tiếng nói của người phụ nữ qua các phương tiện truyền thông, Bà hiện vẫn đang làm việc trong hội đồng quản trị của tổ chức này. Fonda xuất bản cuốn tự truyện đầu tiên vào năm 2005. Năm 2011, Bà xuất bản một cuốn hồi ký thứ hai, (Prime Time.)

    Biểu tình chống bà Jane Fonda tại miền Nam California

    Hồi tưởng lại năm 1972, chiến tranh Việt Nam đang ác liệt. Chính phủ Mỹ muốn chấm dứt chiến tranh bằng ngoại giao và thả bom Bắc Việt để tạo điều kiện đàm phán, đồng thời cũng ngầm ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản miền Bắc vào trong miền Nam theo ngã Lào và Campuchia. Tổng thống Mỹ Nixon cho đánh bom dữ dội vào miền Bắc.

    Cùng với phong trào phản chiến ở Mỹ. Cộng sản Bắc Việt đã móc nối với phong trào và Jane Fonda đã đi vào miền Bắc tuyên bố chống chiến tranh Việt Nam được Cộng sản Bắc Việt hướng dẫn đi thăm khắp mọi miền ở Bắc Việt. Jane Fonda chụp ảnh đang ngồi trên súng phòng không và cộng sản đã dùng hình ảnh của bà để tuyên truyền với sự đồng thuận của bà, Jane Fonda cánh tả đã tiến hành chiến tranh tâm lý cho Việt Cộng. Tháng 7 năm 1972, Jane Fonda đến Hà Nội và chụp ảnh cùng quân đội Việt Cộng, cuộc đời bà chưa bao giờ bị xóa bỏ biệt danh là Jane Hà Nội. Bà đã lên tiếng trên Radio Hà Nội (bộ máy tuyên truyền của Cộng sản Bắc Việt). Vào những năm 1960, Jane Fonda tham gia phong trào phản chiến ủng hộ cộng sản để hỗ trợ khủng bố Việt Cộng. Hơn nữa, vào năm 1971 (trước khi đến Hà Nội), Jane Fonda, Fred Gardener và Donald Sutherland đã thử The Free The Army Tour, một vở kịch dựa trên biểu hiện chung của quân đội “Fuck The Army”. Chắc chắn, Jane Fonda ghét Quân đội Hoa Kỳ và yêu quý Quân đội Nhân dân Việt Nam (quân đội Việt Cộng). Bà ta đâm sau lưng chính phủ Mỹ và các nước dân chủ.

    Tuy nhiên, Jane Fonda đã cấu kết với Việt Cộng để giết lính Mỹ bị giam giữ tại trại tù Hỏa Lò. Kẻ phản bội Jane Fonda rất thích thú khi thấy Việt Cộng giết tù binh. Người sống sót là Đại tá Larry Carrigan, người đã ở 6 năm trong khách sạn Hilton Hà Nội nhưng bị 3 người đàn ông đánh chết. Một nhân chứng khác là Ronald Sampson nhớ lại kẻ phản bội Jane Fonda đi dạo cùng người quay phim trong trại tù Hỏa Lò, cô bắt tay từng tù binh và hỏi: “Các anh có tiếc vì đã đánh bom trẻ em không” và: “Các anh có biết ơn lòng nhân đạo không?” sự đối xử từ những kẻ bắt giữ nhân từ của bạn?. Những ký ức kinh hoàng ám ảnh tù nhân Mỹ trong địa ngục Hilton Hà Nội, ông Ronald Sampson viết: “Cô ta lấy hết không sót một nhịp. . . Ở cuối hàng và khi máy quay ngừng quay, trước sự kinh ngạc của các tù binh, cô quay sang người sĩ quan phụ trách và đưa cho anh ta tất cả những mảnh giấy nhỏ…Ba người đàn ông đã chết vì bị đánh đập sau đó. Đại tá Carrigan gần như đứng thứ tư nhưng ông vẫn sống sót,đó là lý do duy nhất chúng tôi biết về hành động của cô ấy ngày hôm đó”. ( thedawnmedia.com )

    Theo WMC, Jane Fonda là một trong những nhân vật phản đối chiến tranh tiêu biểu nhất những năm 70 ở thế kỷ trước, bảo vệ quyền lợi của thanh niên Mỹ tham gia quân đội cũng như những người phản đối quân dịch. Sau khi chiến tranh kết thúc Jane Fonda vẫn là người bảo vệ quyền lợi cho các cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, bà đã bỏ ra nhiều thời gian, tiền bạc để làm những việc này. Bà là người hỗ trợ tài chính cho Tổ chức Cựu binh Việt Nam phản chiến, tổ chức này có gần 7.000 người. Ngoài ra, bà còn đích thân tìm kiếm những người lính Mỹ trở về từ chiến trường Việt Nam để thuyết phục họ lên đài phát thanh công khai tố cáo các hành động tàn ác của người Mỹ.

    Tháng 7-1972, Jane Fonda đã đến Hà Nội thăm các làng mạc, thành phố và cơ sở hạ tầng. Cùng với các hoạt động nói trên là hàng loạt những bức ảnh phóng sự nói về cuộc sống ác liệt dưới làn bom đạn Mỹ. Trong số này có những bức ảnh mang tính lịch sử nói về sự bất tử của người dân Việt Nam ở khắp mọi nơi, mặc dù bà không phải là nhà báo. Ngoài ra, còn có cả những bức ảnh nói về các cựu tù binh phi công Mỹ bị giam giữ sau khi gây tội ác đối với dân thường Việt Nam. Đáng tiếc những bức ảnh này đã bị xuyên tạc dùng cho mục đích tuyên truyền của bộ máy chiến tranh do Mỹ khởi xướng.

    Ngày cuối cùng tại Hà Nội, Jane Fonda xuất hiện trước làn sóng Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam nói về ấn tượng hai tuần lễ tại Việt Nam. Bà đã đi thăm nhiều nơi, nói chuyện với nhiều tầng lớp nhân dân, thậm chí bà còn được xem trình diễn đoạn trích vở kịch “All My Son” (Tất cả đều là con tôi) của Arthur Miller nói về sự tàn khốc của chiến tranh. “Tôi thực sự xúc động bởi các diễn viên người Việt trình diễn vở kịch Mỹ khi chính Mỹ đang thả bom xuống đất nước của họ”, Jane Fonda trải lòng trước dư luận. Jane Fonda nhớ mãi lần từ Nam Định về Hà Nội đã phải xuống hầm tránh bom cùng một bé gái khi máy bay Mỹ tấn công các mục tiêu dân sự mà người Mỹ gọi là mục tiêu nguy hiểm, như trường học, bệnh viện, chùa chiền hay hệ thống đê điều, giao thông.

    Nixon tuyên bố với người dân, nước Mỹ đang đi đến kết thúc cuộc chiến nhưng những đổ nát trên đường phố Nam Định là bằng chứng nói dối trơ trẽn. Chiến tranh dù xảy ra tại Việt Nam nhưng thảm kịch chính là ở nước Mỹ…. Tôi nghĩ Richard Nixon nên đọc lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thi ca, và đặc biệt hơn nữa là thơ của Hồ Chí Minh”, Jane Fonda nói trên đài phát thanh Hà Nội.

    Lời phát biểu của Jane Fonda được phía Mỹ biện minh là hành động do tuổi trẻ bồng bột, nhưng khi đến Hà Nội Jane Fonda đã bước sang tuổi 34. Thậm chí còn có quan điểm cho rằng Jane Fonda là người của phía bên kia. Có người kín kẽ thì cho rằng, Jane Fonda từng tham gia các hoạt động phản chiến từ năm 1967, từng có mặt trong các cuộc biểu tình, xuống đường, tham gia các chương trình truyền thanh cổ súy cho việc chống chiến tranh nên có dịp tiếp xúc nhiều với những người cộng sản, nhất là trong thời gian sống tại Pháp cùng người chồng đầu tiên, đạo diễn Roger Vadim nên hiểu rõ những điều chính nghĩa mà những người cộng sản đang làm.

    Năm 1975 sau khi Sài Gòn bị cộng sản miền Bắc cưỡng chiếm, Việt Nam hoàn toàn gắn nối 2 miền, Jane Fonda đã quay trở lại Hà Nội, mang theo đứa con trai mới sinh với người chồng thứ hai Tom Hayden, thủ lĩnh đảng Cộng sản Mỹ. Trong buổi lễ vinh danh bà vì những đóng góp cho miền Bắc, Jane Fonda đặt tên con là Troy – tên của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, người đã đặt mìn ám sát hụt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara năm 1963.

    III.SỰ HỐI HẬN MUỘN MÀNG

    Những việc làm quá đáng của của bà Jane Fonda buộc Quốc Hội Hoa Kỳ phải mở một cuộc điều tra để xem bà là người phản bội tổ quốc Hoa Kỳ, dù những hoạt động của Jane Fonda được giới phản chiến và thiên tả Hoa Kỳ ngưỡng mộ một thời gian dài.

    Nhưng càng về sau này càng có các chỉ trích rằng Jane Fonda đã đi quá xa, đã “phản bội các quân nhân Hoa Kỳ”.

    Bức hình Hanoi Jane ngồi bên mâm pháo của một đơn vị cao xạ QĐNDVN trở thành biểu tượng khác, biểu tượng của việc tiếp tay cho phòng không Bắc Việt bắn máy bay Mỹ và giết phi công Mỹ.

    Bà Jane Fonda cũng nói lại rằng đó là một sai lầm, một “mistake” và cho biết bà không có ý thức về tấm hình đó được tuyên truyền của phe XHCN sử dụng ra sao.

    Trong cuốn hồi ký ra năm 2005 “My Life So Far”, Jane Fonda kể lại:”Ai đó, (tôi không nhớ là ai) dẫn tôi đến bệ pháo, tôi ngồi xuống, vẫn cười, vẫn vỗ tay. Tất cả chẳng có gì liên quan đến chỗ tôi ngồi, tôi thậm chí còn không nghĩ tôi ngồi ở đâu.”

    “Ánh đèn máy ảnh loé lên. Tôi đứng dậy, và khi bước trở lại xe ô-tô, tôi chợt hiểu ra điều gì vừa xảy ra. Chúa ơi. Nó sẽ là cảnh như thể tôi tìm cách bắn hạ phi cơ Hoa Kỳ! Tôi cầu xin ông ta, ‘Ông hãy đảm bảo là không ai đăng các bức hình này nhé. Tôi xin, tôi xin đấy. Đừng cho họ đăng ảnh.”

    “Người ta nói với tôi là tôi cứ yên tâm (I am assured it will be taken care of). Tôi không biết phải làm gì. Rất có thể người Việt Nam đã chuẩn bị, lên kế hoạch hết rồi. Tôi sẽ không bao giờ biết được sự thật. Nhưng nếu họ làm thế thì tôi đổ lỗi cho họ ư? Không, lỗi là của tôi.”

    Có vẻ như khi đã có tuổi – lúc viết hồi ký bà Fonda đã 68 – bà có thêm nhiều suy ngẫm về hành động hồi trẻ:

    “Nếu tôi bị lợi dụng, thì tôi đã cho phép việc đó xảy ra. Đó là lỗi lầm của tôi và tôi đang tiếp tục trả giá đắt cho sai lầm của mình.”

    10 năm sau, bà Jane Fonda tiếp tục hối lỗi, rằng bà xuất hiện trong bức hình ‘oan nghiệt’ đó không với ý định giết các quân nhân Mỹ.

    Trả lời tại Frederick, Maryland trong một sự kiện tháng 1/2015, nơi có nhóm biểu tình chống bà bên ngoài, Jane Fonda nói:

    “Tôi thấy đau đớn và điều này sẽ theo tôi tới khi xuống mồ rằng tôi đã phạm sai lầm, rất nhiều sai lầm khiến nhiều người nghĩ tôi chống lại các quân nhân Mỹ.”

    Tại Mỹ, thái độ chống chính phủ là điều bình thường, nhưng chống lại các quân nhân lại bị cho là sai trái với nhiều người.

    Nhóm biểu tình bên ngoài cầm biểu ngữ thách thức Jane Fonda cùng bức hình “bên mâm pháo ở Hà Nội” của bà, cùng dòng chữ “Tha thứ? Có thể. Nhưng quên đi? Không bao giờ!” (Forgive? Maybe. Forget? Never), theo The Guardian.

    IV.BIỂU TÌNH CHỐNG NỮ TÀI TỬ JANE FONDA.

    Theo Báo Người Việt. Đông đảo cư dân tham dự cuộc biểu tình chống nữ tài tử điện ảnh Jane Fonda khi bà đến Huntington Beach, thành phố kế cận khu Little Saigon, để vận động tranh cử cho những ứng cử viên đảng Dân Chủ vào trưa Thứ Bảy, 5 Tháng Mười Một. Bà Jane Fonda, hay còn được gọi là “Hanoi Jane,” người từng phản chiến và thân Cộng Sản miền Bắc Việt Nam thời còn trẻ, nên nhiều người Việt tị nạn không ưa bà.

    Nay bà Jane Fonda 82 tuổi và là nhà hoạt động trong nhiều vấn đề xã hội, từ bình quyền cho phụ nữ, quyền sinh sản, đến bảo vệ môi sinh. Bà đến Huntington Beach để vận động cho chính sách bảo vệ khí hậu trái đất.Nhiều người Mỹ và các sắc dân khác đến dự cuộc biểu tình này, trong số đó cũng có nhiều người Việt Nam.

    Những biểu ngữ trong đoàn biểu tình các như: “Down with Hà Nội Jane”, “Repulic of VNCH Heroes,” “Hà Nội Jane you are a traitor,” “Go home to Hà Nội, Jane!”…Ông Ngô Văn Quy, cựu quân nhân Quân Lực VNCH nói với nhật báo Người Việt: “Ngày xưa tôi biết bà Jane Fonda ủng hộ cho Cộng Sản Bắc Việt, bằng chứng là vào năm 1972, chúng tôi không bao giờ quên hình ảnh Jane Fonda nổi tiếng của Hollywood bay về Hà Nội, ngồi trên chiếc xe tăng của Bắc Việt và bà còn cầm cây súng AK 47, chung quanh bà là những tên lính Cộng Sản Bắc Việt. Hình ảnh này được đăng trên tờ báo Paris Match, và được gởi về Việt Nam.” Ông Quy nói thêm: “Sau đó, bà Jane Fonda đã mang những hình ảnh này về cho Quốc Hội Hoa Kỳ để đòi hỏi Hoa Kỳ buông bỏ miền Nam Việt Nam. Hôm nay, bà lại xuống ngay thủ đô của người Việt tị nạn Cộng Sản để vận động bầu cử cho đảng Dân Chủ. Tôi còn nhớ, có một thời chồng của bà cũng như tổng thống đương nhiệm đã từng là những nghị viên, dân biểu của Hoa Kỳ, và họ đã từng lên tiếng chống đối nghị quyết đưa người Việt tị nạn Cộng Sản được định cư tại Hoa Kỳ. Vì thế, khi hay tin bà Jane Fonda có mặt tại nơi này, chúng tôi đến biểu tình để chống bà.”

    Bà Uiadhte, người Mỹ gốc Philippines nói: “Tôi đến đây hôm nay để ủng hộ ứng cử viên Cott Baugh và chống bà Katie Porter và chống Đảng Dân Chủ, vì đảng này không làm việc giúp cho dân, mà còn tăng thuế, còn làm cho vật giá leo thang quá cao và kinh tế càng ngày càng suy giảm.” Còn ông Jesse thì cho biết: “Đảng Dân Chủ đã làm hại cho đất nước Hoa Kỳ. Trong kỳ bầu cử này, chúng ta phải cho những người của đảng này ra khỏi Quốc Hội Hoa Kỳ, để đất nước này được tốt hơn.”

    Ông Phạm Đình, cư dân Westminster cho hay: “Chúng tôi đến đây để biểu tình chống bà Jane Fonda, người được mang danh là ‘Hà Nội Jane’. Trong thời chiến tại đất nước mình, chính bà ta đã đến Hà Nội để ủng hộ quân Bắc Việt trong cuộc chiến xâm lăng miền Nam, đồng thời chúng tôi cũng chống lại những ứng cử viên mà bà ta đã ủng hộ trong cuộc bầu cử sắp đến, trong đó có bà Katie Porter.”

    Cô Sheila Nga chia sẻ: “Lúc bà Jane Fonda ra Hà Nội thì tôi còn quá nhỏ. Nhưng khi lớn lên thì tôi nghe những người lớn tuổi thường nhắc nhở đến bà ta là người đã đến Hà Nội để ủng hộ Cộng Sản Bắc Việt để chống lại VNCH. Vì ngày xưa, trong gia đình tôi có nhiều người là cựu quân nhân QLVNCH, họ đã từng ra trận chiến đấu với Cộng Sản Bắc Việt để bảo vệ lãnh thổ miền Nam. Vì thế hôm nay, nghe tin bà Jane Fonda đến đây để cổ động bầu cử cho phe nhóm của bà ta, nên tôi phải đến để biểu tình chống bà Jane Fonda.”

    Dân Biểu Janet Nguyễn cho hay: ”Hà Nội Jane” và Đảng Dân Chủ đã phải hủy bỏ cuộc vận động tranh cử hôm nay.Bản thông báo viết: “Dân Biểu Janet Nguyễn xin cám ơn quý đồng hương đã ủng hộ thật đông trước sự kêu gọi tham dự biểu tình phản đối ‘Hà Nội Jane’ phản chiến, thân Cộng Sản đến khu vực Little Saigon, để vận động tranh cử cho đối thủ của Dân Biểu Janet Nguyễn và các ưng cử viên đảng Dân Chủ.”

    “Mặc dù chúng ta đã thành công ngăn chặn Hà Nội Jane Fonda đến vận động tranh cử cho đối thủ của Dân Biểu Janet Nguyễn và các ứng cử viên đảng Dân Chủ, nhưng chúng ta sẽ không ngừng nơi đây và sẽ luôn đoàn kết chống lại những thành phần thân Cộng Sản xâm nhập vào cộng đồng người Việt của chúng ta, nhất là ở Little Saigon, Orange County nơi có cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại hải ngoại.”

    V. KẾT LUẬN

    Jane Fonda là một nhân vật luôn gây ra những cảm xúc bất bình cho người Việt tỵ nạn người từng có thành tích phản chiến và thân Cộng Sản Hà Nội thời còn trẻ, nên hầu như không một người Việt tỵ nạn nào từ miền Nam Việt Nam tự do lại ưa bà. Việc làm của bà Jane Fonda đã không những phản bội lại đất nước Hoa Kỳ và còn làm tổn thương biết bao nhiêu chiến cựu quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam thời kỳ thập niên 70. Mặc khác bà còn làm cho gia đình người Mỹ có con em chết trận tại Việt Nam căm phẫn bà. Thế nhưng bà không còn biết hối cải mà còn hãnh diện với việc làm bồng bột lúc còn trẻ của bà. Mới đây khi trả lời Larry King trên chương trình truyền hình trực tiếp CNN, bà cho biết mình rất tự hào vì đã phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Bà tham gia phong trào phản chiến khá muộn, nhưng qua chính những chiến binh Mỹ bà đã sáng tỏ được bản chất của cuộc chiến đó.

    Tuy nhiên, gần đây với số tuổi đời chồng chất bà nhìn lại việc làm đau cho người khác đã đã gặm nhắm tuổi già của bà nên bà có biết và đã nhìn nhận sự sai trái.

    Nữ tài tử Hoa Kỳ Jane Fonda đã thừa nhận sai lầm, xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ. Bản tin VOA hôm 22-1-2015 ghi rằng nữ diễn viên 82 tuổi Jane Fonda một lần nữa bày tỏ sự đau buồn của bà về những bức ảnh đã chụp ở Hà Nội, khi bà sang Việt Nam để phản đối vai trò của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.Trang mạng báo Independent của Anh, hôm thứ Tư tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời. Nguồn tin này trích lời bà Fonda phát biểu tại một trung tâm nghệ thuật ở bang Maryland mới đây rằng “bất cứ lúc nào có dịp ngồi xuống trò chuyện với các cụu chiến binh, bà cảm thấy buồn vì thấu hiểu được nỗi đau của các cựu chiến binh. Tôi đã phạm một lỗi lầm lớn khiến cho nhiều người nghĩ tôi chống đối binh sĩ Mỹ.”

    Tờ Telegraph của Anh nói rằng phản ứng trước phát biểu này, một số cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam dương biểu ngữ: “Tha thứ à, có thể. Nhưng quên thì chúng tôi sẽ không bao giờ quên” VOA ghi thêm: “Hình ảnh Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến đi thăm Hà Nội năm 1972, khẩu súng có thể đã được dùng để bắn hạ các phi cơ Mỹ, và những hoạt động phản chiến của bà, đã khiến nữ diễn viên này trở thành mục tiêu của những lời đả kích nặng nề trong giới các cựu chiến binh Việt Nam, mà mãi cho tới bây giờ vẫn chưa nguôi phẫn nộ.” Bản tin chỉ nhắc tới tấm hình, nhưng không nhắc tới những ngôn ngữ của bà Jane Fonda tại Hà Nội. Jane Fonda năm 1972 đã được CSVN đưa vào thăm tù binh Mỹ ở Hỏa lò, va khi bước ra bà nói với báo chí Hà nội và quôc tế phe XHCN rằng không có tù binh nào bị tra tấn hay bỏ đói.

    DUY VĂN TỔNG HỢP