VÁCLAV HAVEL – DÙNG NGÒI BÚT ÔN HÒA LÀM SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN ĐỘC TÀI TIỆP KHẮC

    1462
    0
    SHARE

    Song Than Onlie
    vaclavHavel

    Sự chấm dứt của chế độ cộng sản độc tài ở Tiệp Khắc vào ngày 29 tháng 12 năm 1989 được gọi là cuộc Cách Mạng Nhung bởi vì sự chuyển giao quyền lực đã diễn ra rất êm xuôi: Chủ Nghĩa Cộng Sản ở Tiệp Khắc sụp đổ chỉ trong vòng vài tuần, mà không hề có một phát súng nổ. Đối với Václav Havel, giờ phút này có ý nghĩa to lớn trả công cho nhiều thập niên của sự chịu đựng và đấu tranh không mệt mỏi.
    Nhà soạn kịch bất đồng chính kiến đã trải qua nhiều năm trong nhà tù Cộng Sản Tiệp Khắc nhưng không hề run sợ và mất đi lòng can đảm, hoặc tài năng hùng biện của mình, và những âm mưu của nhà cầm quyền cộng sản nhằm nghiền nát ý chí đấu tranh của ông đều thất bại và ngược lại làm cho ảnh hưởng của Havel tăng lên. Ông trở thành nguồn cảm hứng cho người dân Czech, và cho tất cả người dân ở Đông Âu đang bị các chế độ cộng sản cai trị. Ông đã từ một người tù chính trị trở thành Tổng Thống của nước Tiệp Khắc dân chủ năm 1989 khi cộng sản Tiệp Khắc sụp đổ, một năm sau khi Bức Tường Bá Linh sụp đổ và chủ nghĩa cộng sản tan rã ở đông âu.
    Havel mất vào buổi sáng Chủ Nhật ngày 18 tháng 12 năm 2011 tại nhà nghĩ cuối tuần của ông ở phía bắc nước Cộng Hòa Czech. Havel là một người hút thuốc lá trường kỳ nên ở tuổi 75, Ông đã có những vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thống hô hấp kéo dài từ nhiều năm trước, kể từ những khi ông còn bị cộng sản giam trong tù.
    Dáng vẽ bên ngoài rụt rè và là người mê sách, với một bộ ria lưa thưa và mái tóc không chải chuốt, Havel đã thu hút sự quan tâm của cả thế giới vào sự giận dữ và bất mãn đang lan tràn khắp nơi đằng sau “Bức Màn Thép” cộng sản ở đông âu. Sau khi cộng sản Tiệp Khắc sụp đổ, Havel trở thành Tổng Thống của Tiệp Khắc năm 1989 và sau đó Tổng Thống của Cộng Hòa Czech khi Tiệp Khắc tách ra làm hai quốc gia Cộng Hòa Czech và Cộng Hòa Slovakia năm 1993, nhưng điều này cũng giúp cho kinh tế của Cộng Hòa Czech phát triển mạnh hơn vượt bực.
    “Sự đấu tranh ôn hòa của Havel đã làm rung chuyển những nền móng của một đế quốc, bộc lộ ra sự trống không của một ý thức hệ áp bức, và chứng minh rằng một sự lãnh đạo có đạo đức thì có sức mạnh hơn tất cả các thứ vũ khí khác,” Tổng Thống Barack Obama đã nói về Havel. “Ông ấy cũng tiêu biểu cho khát khao của một nửa châu lục (Châu Âu) đã bị chia cắt bởi Bức Màn Thép (của cộng sản), và Ông ấy đã giúp phát động những cơn sóng lịch sử dẫn đến một Châu Âu dân chủ và thống nhất.”
    Khi Havel mất, người dân thương tiếc ông và đến căn biệt thự của ông ở thủ đô Prague để khắp nến. Một lá cờ đen tang lễ bay trên Lâu Đài Prague, nơi Tổng Thống làm. Havel cũng được nhớ đến với một tượng đài kỉ niệm cuộc cách mạng ở trung tâm thủ đô Prague. “Thưa Ngài Tổng Thống, cám ơn ông đã mang lại dân chủ,” một dòng chữ được viết.
    Lech Walesa, cựu Tổng Thống Ba Lan và cũng là người sáng lập và được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình của phong trào Công Đoàn Đoàn Kết chống cộng sản, đã gọi Havel là “một nhà tranh đấu vĩ đại cho tự do cho các quốc gia và cho dân chủ.”
    “Giữa bối cảnh một châu âu hiện đại đầy biến động, tiếng nói của Havel là tiếng nói thuyết phục nhất và kiên định nhất – không ngừng tìm tòi những gì tốt nhất của chính ông và của mỗi người chúng ta,” cựu bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Madeleine K. Albright, người gốc Czech, đã phát biểu.
    Havel là vị Tổng Thống được dân bầu một cách dân chủ đầu tiên của nước Cộng Hòa Tiệp Khắc và sau đó, nước Cộng Hòa Czech, và Ông đã lèo lái nước Cộng Hòa Tiệp Khắc qua những năm đầy thử thách lúc ban đầu của một nền dân chủ mới khai sinh (kể từ 1989) và việc tách Tiệp Khắc ra thành hai quốc gia Cộng Hòa Czech và Cộng Hòa Slovakia năm 1993. Những khó khăn lớn mà xã hội đi qua khi chuyển từ một quốc gia cộng sản sang một nhà nước dân chủ và tiếp theo là sự phân tách Tiệp Khắc thành hai quốc gia, hình tượng của Havel cũng bị những ảnh hưởng bất lợi một phần. Tuy nhiên, Havel vẫn là một con người vĩ đại với những tài năng lãnh đạo để đưa đất nước qua các khó khăn đó.
    Havel là một con người yêu chuộng hòa bình được mọi người nhìn nhận và là người bạn của cách thành viên của của một nhóm nhạc rock bất thường chống cộng sản có tên “Những Người Nhựa của Vũ Trụ” (nhóm này bị cấm bởi nhà cầm quyền cộng sản Tiệp Khắc). Các thành viên của nhóm này bao gồm những người anh hùng chống cộng sản như Frank Zappa.
    “Sự thật và tình thương yêu phải chiến thắng sự dối trá và sự thù ghét,” là câu nói nổi tiếng của Havel. Nó trở thành khẩu hiệu của cuộc cách mạng, và nó chính là tư tưởng mà Havel luôn cố gắng bằng mọi cách để sống với.
    “Thật thú vị là tôi đã có một cuộc sống đầy phiêu lưu, ngay cả mặc dù tôi không phải là một người phiêu lưu bằng bản chất của mình. Chính số mệnh và lịch sử đã tạo cho cuộc đời của tôi đầy phiêu lưu chứ không phải chính tôi là người chủ định với những cuộc phiêu lưu,” ông Havel có lần đã nói với một đài phát thanh Czech như vậy.
    Havel lần đầu tiên tạo nên tên tuổi cho chính ông sau khi quân đội Liên Xô đổ vào Tiệp Khắc năm 1968 để giúp cộng sản Tiệp Khắc đàn áp cuộc cách mạng Mùa Xuân Prague của Alexander Dubcek và một số người cộng sản có tư tưởng tự do.
    Các vở kịch của Havel bị cấm bởi chính quyền cộng sản cứng rắng do Mạc Tư Khoa (Liên Xô) dựng lên muốn triệt tiêu mọi mầm mống chống đối. Nhưng Havel vẫn tiếp tục viết, và ông cho ra đời một chuổi các bài văn được lưu truyền bí mật được mọi người quan tâm tới cùng với các tác phẩm của nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov như là những tác phẩm phân tích hùng biện và sắc bén nhất về những gì chủ nghĩa cộng sản đã làm với xã hội và con người.
    Một trong những bài viết nổi tiếng, tựa đề “Quyền Lực của Những Kẻ Không Quyền Lực”, được viết vào năm 1978. Bài viết này khéo léo mượn dòng mở đầu của Tuyên Ngôn Cộng Sản giữa thế kỉ 19, viết rằng: “Một bóng ma đang ám ảnh Đông Âu: bóng ma của cái mà phương Tây gọi là “bất đồng chính kiến”.
    Trong bài văn, Havel phân tích cái mà ông gọi là “Chủ Nghĩa Độc Tài của Nghi Thức” – hệ thống chính trị của khối Xô Viết cứng nhắc dưới thời Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Leonid Brezhnev – và cái mà ông tưởng tượng xảy ra khi một người bán rau quả bình thường ngưng không trưng những khẩu hiệu cộng sản và bắt đầu “sống trong sự thật”, và tìm lại được “phẩm giá và con người thật của chính mình vốn đã bị đè nén”.
    Havel biết sự đè nén đó bằng chính cá nhân ông.
    Ông sinh ra vào ngày 5 tháng 10 năm 1936 tại Prague, là con của một gia đình giàu có đã bị mất đi nhiều tài sản khi cộng sản quốc hữu hóa tài sản cá nhân năm 1948. Havel không được chế độ cho học hành chính quy, và ông học các lớp đêm để cuối cùng có một bằng cấp và bắt đầu sự nghiệp như là một nhân viên xắp đặt sân khấu cho các vở kịch sân khấu.
    Các hoạt động chính trị của Havel bắt đầu vào tháng giêng năm 1977, khi ông cùng soạn thảo hiến chương 77 về nhân quyền, và mục tiêu đấu tranh này làm ông mở rộng sự quan tâm tới Phương Tây.
    Havel bị bắt giam rất nhiều lần và trải qua bốn năm tù trong nhà tù cộng sản. Những lá thơ của ông từ nhà tù gởi đến vợ của ông là những tác phẩm viết lách nổi tiếng. “Những lá thơ gởi Olga” hòa lẫn triết lý sâu sắc với một dòng chảy của lời khuyên nghiêm khắc tới người vợ mà ông coi như một người tư vấn và một người bạn, và là người chịu được cái tính hay tán tỉnh và các điểm xấu khác của ông.
    Những sự kiện của tháng Tám năm 1988, kỉ niệm lần thứ 20 cuộc xâm lược Tiệp Khắc bởi khối Hiệp Ước Warsaw, là những tín hiệu sớm ban đầu cho thấy Havel và các bạn của ông có thể một ngày kia sẽ thay thế những người lãnh đạo cộng sản đã bỏ tù họ.
    Hàng ngàn người, phần lớn là giới trẻ, đã tuần hành trong trung tâm Prague, họ hô vang tên của Havel và tên của một người anh hùng của nhà soạn kịch, Tomas Garrigue Masaryk, một nhà triết học vốn là Tổng Thống đầu tiên của Tiệp Khắc khi quốc gia này thành lập vào năm 1918.
    Havel lại bị bắt giữ vào tháng Giêng năm 1989 tại một cuộc phản đối trên đường phố và phiên tòa xét xử ông sau đó đã tạo nên một sự giận dữ trong và ngoài nước. Áp lực đòi hỏi sự thay đổi mạnh đến nỗi nhà cầm quyền cộng sản thả ông ra vào tháng năm.
    Mùa thu năm ấy, chũ nghĩa cộng sản bắt đầu sụp đổ khắp Đông Âu, và vào tháng Mười Một Bức Tường Bá Linh sụp đổ. Tám ngày sau, công an đàn áp dã man một cuộc biểu tình bởi hàng ngàn sinh viên ở thủ đô Prague.
    Đó là giờ phút mà Havel và các đồng bào của mình đã chờ đợi. Trong vòng 48 giờ, một phong trào đối lập rộng lớn mới được hình thành, và một ngày sau đó, hàng trăm ngàn người Czech và Slovak đã đổ xuống đường đấu tranh.
    Trong ba tuần lễ đối đầu, chế độ cai trị cộng sản bị tan vỡ. Mick Jagger và băng nhạc Rolling Stones đã tới Tiệp Khắc đúng vào khi quân đội Xô Viết rút khỏi đất nước này. Các bích chương ở Prague tuyên bố: “Các chiến xa đang di chuyển ra – băng nhạc Stones đang di chuyển vào”.
    Vào ngày 29 tháng Mười Hai năm 1989, Havel được bầu làm Tổng Thống Tiệp Khắc bởi quốc hội khi ấy vẫn là quốc hội cộng sản của đất nước. Ba ngày sau, ông nói với toàn quốc trong một bài diễn văn được truyền hình: “Nhân dân đầy tài năng và chủ quyền, nhưng chế độ cộng sản đã biến chúng ta thành những con ốc vít nhỏ bé trong một chiếc máy khổng lồ quái dị bốc mùi hôi và rung lắc rầm rầm.”
    Ông tiếp tục được coi là tiếng nói đạo đức khi ông phê phán những khuyết điểm của xã hội của mình dưới nền dân chủ, nhưng cuối cùng ông chấp nhận yêu cầu của quy tắc và của quyền hạn. Phương châm hành động của ông là “Khi trái tim nghĩ thì cái lưỡi nói” – phải được thay đổi trong chính trị của mỗi ngày.
    Vào tháng Bảy năm 1992, mọi chuyện trở nên rõ ràng là Tiệp Khắc sẽ đi đến phân chia đất nước. Ông đã nghĩ đến sự phân chia của Tiệp Khắc như là một sự thất bại của cá nhân mình, tuy nhiên nhiều năm sau đó ông đã đi tới kết luận rằng điều đó là tốt nhất cho đất nước Havel từ chức Tổng Thống nhưng ông vẫn còn được công chúng yêu thích và được bầu làm Tổng Thống của nước Cộng Hòa Czech mới một cách tuyệt đối.
    Công việc mới đầy danh tiếng nhưng lại ít thực quyền. Nước Cộng Hòa Czech tiến hành những cải cách lớn về kinh tế thị trường trong khi Havel là Tổng Thống, nhưng những cải cách ấy chủ yếu là do công của người sẽ kế tiếp vị trí của ông, thủ tướng Václav Klaus lúc ấy và sau này trở thành Tổng Thống Czech (2003-2013).
    Những nổ lực của Havel để hòa giải các chính trị gia đấu đá nhau được nhiều người xem là những xâm phạm không theo hiến pháp và những lời kêu gọi khẩn thiết của ông với những nhà lãnh đạo chính trị để xây dựng một “xã hội dân sự” dựa trên sự tôn trọng, sự ôn hòa và chấp thuận ý kiến đa chiều, và trách nhiệm cá nhân gần như không được ai trả lời.
    Sự chỉ trích của thông tin đại chúng, trước đó gần như không ai nghĩ tới, trở nên dồn dập không nghỉ. Các tờ báo nghiêm túc chất vấn tầm nhìn chính trị của Havel. Các báo lá cải thì chú tâm vào đời tư của Havel.
    Havel rời ghế Tổng Thống vào năm 2003, vài tháng trước khi Cộng Hòa Czech và Slovakia gia nhập Liên Hiệp Âu Châu. Ông được nhìn nhận là có công trong việc đặt nền tảng cơ sở giúp mang đất nước của ông trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu vào năm 2004, và khi đất nước ông gia nhập NATO vào năm 1999, ông là Tổng Thống – một điểm tự hào cho ông.
    “Tôi không thể nào kiềm nổi sự vui mừng là tôi sống trong lúc này và tham dự vào những sự kiện,” Havel hân hoan kể.
    Havel là một người vóc nhỏ bé, nhưng sự hiện diện của ông và tài dí dỏm có thể tràn ngập căn phòng. Ngay cả khi cuối đời, ông vẫn giữ được cái tinh lanh trẻ con nào đó và cái nụ cười toe tét của một cậu bé, và ông có thể dễ dàng chuyển từ triết lý qua những câu đùa hoặc qua những câu chuyện ngồi lê đôi mách cũ của Prague.
    Vào tháng Mười Hai năm 1996, chỉ 11 tháng sau khi vợ đầu tiên của ông, Olga Havlova, mất vì cancer, ông mất một phần ba lá phổi của mình trong một ca phẩu thuật để tách bỏ một khối u ác tính.
    Ông bỏ hút thuốc lá và cưới Dagmar Veskrnova, một nghệ sĩ nhỏ hơn ông gần 20 tuổi. Nữ nghệ sĩ và một một nữ tu đã trông nom ông trong những tháng cuối của cuộc đời, và họ ở bên cạnh ông khi ông mất, trợ lý của ông Sabina Tancevova nói.
    Ngay cả khi không nắm giữ chức vụ, Havel vẫn là một nhân vật của thế giới. Trong các tước hiệu danh dự mà ông được trao tặng, là giải thưởng tên tuổi Olof Palme của Thụy Điển, và Huân Chương Tự Do của Tổng Thống, giải thưởng dân sự Hòa Kỳ cao nhất, được trao tặng bởi Tổng Thống George W. Bush cho việc ông là “một trong những anh hùng vĩ đại của tự do”.
    Havel được đề cử một số lần cho giải Nobel Hòa Bình, và đã nhận được hàng chục danh hiệu khác trên thế giới cho những nỗ lực của ông như là một đại sứ lương tâm, bảo vệ những người bị áp bức từ Darfur tới Myanmar.
    Trong những năm kinh tế thế giới khủng hoảng từ 2006-2010, Havel coi sự khủng hoảng kinh tế như là một cảnh báo cho thế giới là không được từ bỏ những giá trị căn bản của con người trong quá trình tranh giành phát triển.
    “Nó là một cảnh báo cho ý tưởng rằng chúng ta hiểu thế giới, chúng ta biết mọi thứ làm việc như thế nào,” Ông nói với phóng viên của The Associated Press tại văn phòng của mình ở Prague năm 2008. Nơi làm việc của ông chật chội và đầy các sách, các kịch bản và các vật lưu niệm bằng đá.
    Lúc ấy, Havel đã trở lại với tình yêu đầu của ông: sân khấu. Ông đã dựng xong một kịch bản, “Ra Đi”, về những đấu tranh của một người lãnh đạo trên con đường ra khỏi vị trí chức vụ của mình, và đó là một tác phẩm dành được nhiều hoan nghênh quan trọng.